Khi lựa chọn sàn gỗ cho công trình nhà ở chúng ta vẫn thường quan tâm đến kiểu vân trên bề mặt của ván sàn. Vậy chính xác vân gỗ là gì? Phương pháp cũng như công nghệ tạo vân trên gỗ hiện nay có gì đặc biệt? Cùng tìm hiểu chi tiết công nghệ tạo vân trên gỗ qua bài viết dưới đây của Long Phát nhé!
Vân gỗ là gì?
Mỗi một thân cây gỗ đều sẽ có một kiểu vâ gỗ khác nhau. Vân gỗ được tạo ra qua quá trình biến đổi sinh học diễn ra trong suốt quá trình sinh trưởng của cây tạo thành. Các tế bào thớ gỗ và các giác gỗ khi không còn khả năng dẫn nước và các muối khoáng sẽ hình thành nên các đường vân “chết” cố định, không thay đổi kích thước, hình dạng.
Cây càng lâu năm, tuổi càng lớn thì số lượng vòng vân gỗ ngày càng nhiều. Tùy theo từng đặc điểm sinh trưởng của từng loại cây mà hình thù và số lượng vân cũng sẽ khác nhau, tạo nên tính thẩm mỹ phong phú và độc đáo cho các sản phẩm làm từ gỗ.
Những đặc điểm nổi bật của vân gỗ
Những đặc điểm nổi bật của vân gỗ có thể kể đến là:
- Giống như vân tay, không cây gỗ tự nhiên nào có vân giống nhau cả. Các vân gỗ là duy nhất và không trùng lặp.
- Vân ở trong lõi thường sẽ có màu sẫm hơn ở bên trong phần giác gỗ.
- Vân có thể thay đổi tùy theo khí hậu cũng như thổ nhưỡng.
- Vân gỗ mặt cắt ngang và mặt cắt dọc sẽ có hình thù cũng như vị trí hoàn toàn khác nhau.
- Không chỉ có chức năng tạo thẩm mỹ, vân gỗ cũng sẽ làm cho người mua xác định được tuổi thọ của cây cũng như chất lượng gỗ già, đanh cứng hay là gỗ non.
- Các đường vân sẽ không biến mất đi theo thời gian mà chỉ bị che phủ kín đi khi bạn sơn màu trên bề mặt gỗ.
Các loại vân gỗ áp dụng trên công nghệ tạo vân trên gỗ thông dụng nhất
Hiện nay có hai loại vân gỗ thông dụng cũng như dùng trong công nghệ tạo vân trên gỗ:
Vân gỗ mặt cắt ngang
Phương pháp cắt ngang sẽ chia thân gỗ ra thành từng khúc khác nhau dưới dạng hình tròn. Kiểu xẻ này dùng để ứng dụng nếu bạn muốn sử dụng làm điêu khắc đồ trang trí, thớt kê,… Với mặt cắt ngang bạn sẽ có thể nhìn thấy các đường vân tròn đồng tâm với nhau. Sự phân bổ màu sắc khá rõ rệt khi nhìn theo mặt cắt này bạn sẽ thấy rõ ràng màu vân gỗ ở lõi thường đậm hơn rõ rệt và nhạt dần khi càng về phía gần vỏ.
Vân gỗ mặt cắt dọc
Xẻ gỗ dọc theo thân cây là phương pháp được ứng dụng phổ biến trong công nghệ tạo vân trên gỗ hiện nay. Hình dạng vân gỗ theo kiểu cắt này rất đa dạng và thể hiện được nhiều chi tiết hơn để tạo bề nên mặt thẩm mỹ độc đáo. Vân xẻ theo chiều dọc thường sẽ có dạng sóng, núi, mắt gỗ hoặc dạng vân xuông thẳng. Kiểu xẻ này được ứng dụng nhiều trong việc làm ván sàn, làm bề mặt phủ đồ nội thất ví dụ như tủ, bàn ghế, giường, kệ,…
Nhu cầu sử dụng các công nghệ tạo vân trên gỗ hiện nay
Có thể đánh giá, gỗ là loại chất liệu được nhiều người ưa chuộng nhất trong việc thiết kế nội thất nhà cửa. Chất liệu này được ứng dụng đa dạng trong nhiều sản phẩm từ làm cửa, giường, tủ, kệ, lát sàn, ốp tường,… bởi tính bền bỉ, tính thẩm mỹ đẹp mắt và sang trọng.
Hiện nay, để đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của người dùng, có khá nhiều loại gỗ được khai thác trong nước cũng như được nhập khẩu về để chế biến. Tuy nhiên sản lượng gỗ tự nhiên là có hạn nên đôi khi sẽ bị khan hiếm về nguồn cung cấp.
Từ thực trạng này mà nhiều nhà máy đã chuyển hướng sang việc nghiên cứu và phát triển công nghệ tạo van trên gỗ để đảm bảo được nguồn cung luôn có sẵn cũng như tính đa dạng mẫu mã, đặc biệt đối với các dòng gỗ lát sàn. Công nghệ tạo vân trên gỗ đem lại khá nhiều lợi ích cho cả người dùng lẫn nhà sản xuất về mặt chi phí, tính đa dạng và khả năng thay thế được vân gỗ tự nhiên bởi không kém phần tinh tế, sang trọng và gọn gàng.
Các công nghệ tạo vân trên gỗ đang phát triển như thế nào?
Hiện nay ngoài công nghệ tạo vân trên gỗ đang được nhiều người sử dụng thì cũng có 2 phương pháp tạo vân trên gỗ khác cũng đang được nhiều người áp dụng.
Sơn giả gỗ cho cửa
Thông thường phương pháp sơn giả gỗ sẽ được áp dụng cho sàn nhà, tường nhà, cột nhà,… Nếu áp dụng phương pháp sơn giả gỗ trên các vật liệu như thép mạ điện, nhôm hay nhựa sẽ không bền, dễ bong tróc và trầy xước các vật dụng.
Phương pháp phủ phim vân gỗ
Thông thường, phương pháp phủ phim vân gỗ vẫn được áp dụng trên các sản phẩm cửa gỗ công nghiệp với các dòng cửa HDF, MDF, thậm chí là có thể áp dụng trên ván ép.
Công nghệ tạo vân trên gỗ nhờ máy tạo vân gỗ của Long Phát
Công nghệ tạo vân trên gỗ mà Long Phát đang sử dụng chính là dùng máy tạo vân gỗ một mặt.
Ưu điểm của công nghệ tạo vân trên gỗ bằng máy của Long Phát này là tiến hành trong thời gian nhanh, màu sắc vân được in lên cửa rõ, tươi sáng và đồng thời tiết kiệm chi phí sản xuất. Vì thế, đã có rất nhiều khách hàng đánh giá tích cực về các sản phẩm tạo vân gỗ của chúng tôi.
Long Phát CNC, thành lập năm 2013, cam kết cung cấp các máy chế biến gỗ chất lượng cao, không ngừng cải tiến kỹ thuật và xây dựng mối quan hệ vững mạnh trong ngành. Với tiêu chí chất lượng hàng đầu, chúng tôi mong muốn trở thành đối tác đáng tin cậy trên con đường hội nhập quốc tế của các nhà sản xuất gỗ Việt Nam.